Viêm niệu đạo không phải là căn bệnh hiếm gặp, nó mang đến nhiều rất phiền phức cùng những cơn đau khó chịu. Hãy cùng Eva tìm hiểu viêm niệu đạo là gì, các triệu chứng thường gặp của bệnh ở cả nam và nữ. Cũng như các phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này ở bài viết dưới đây.
Viêm niệu đạo là gì?
Viêm niệu đạo là bệnh do nhiễm trùng đường tiết niệu dưới, khiến cho niệu đạo bị viêm nhiễm. Niệu đạo là gì? Niệu đạo là ống có chức năng dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài cơ thể. Ở nam giới thì ống dẫn này cũng chính là đường dẫn tinh.
Mặc dù đường tiết niệu thường sẽ không có vi khuẩn phát triển. Ngoại từ vùng gần niệu đạo, vùng ngoại biên thường có chứa vi sinh vật. Ở phụ nữ, những thay đổi trong môi trường mâm đạo có liên quan đến estrogen, lgA cổ tử cung. pH âm đạo thấp cũng có thể làm thay đổi khả năng sinh sản của vi khuẩn khác từ trực tràng. Vì thế mà gây ra nhiễm trùng đường tiểu bắt đầu ở vùng ngoại biên niệu đạo.
Bệnh viêm niệu đạo thường sẽ liên quan đến nhiễm trùng qua đường tình dục. Đặc trưng là do lậu cầu hoặc không do lậu.
Các dấu hiệu, triệu chứng hay gặp ở bệnh viêm niệu đạo
Căn bệnh viêm niệu đạo này có thể xảy ra ở cả nam và nữ với nhiều độ tuổi. Nhưng tỷ lệ người mắc cao nhất là ở độ tuổi sinh sản. Nguyên nhân chủ yếu gây nên viêm là do các tác nhân gây bệnh lây qua đường tình dục.
Các triệu chứng của viêm niệu đạo là cảm thấy đau, nóng rát khi đi tiểu. Cơ thể muốn đi tiểu thường xuyên, nhiều lần. Bên cạnh đó, người bệnh cũng sẽ thấy có dịch tiết lạ ra từ niệu đạo. Bệnh có thể xảy ra ở cả nam, nữ nhưng triệu chứng thì có sự khác nhau.
Viêm niệu đạo ở nữ có triệu chứng:
- Tiết dịch ở âm đạo có sự bất thường.
- Có cảm giác đau ở chậu và bụng.
- Đau sau khi quan hệ tình dục.
- Sốt, ớn lạnh.
- Ngứa, có cảm giác khó chịu khác lạ ở vùng kín.
Viêm niệu đạo ở nam giới có triệu chứng:
- Có máu trong nước tiểu, tinh dịch.
- Đau khi xuất tinh.
- Chảy mủ dương vật
- Cảm giác nóng rát nhiều khi đi tiểu
- Ngứa, đau hoặc là bị sưng ở dương vật
- Nổi hạch ở vùng bẹn
- Sốt (hiếm gặp)
Bạn sẽ có thể gặp phải các triệu chứng khác không được để cập. Nhưng nếu như bạn có dấu hiệu trên, hoặc là một số triệu chứng bất thường nào khác ở vùng kín thì hãy cố gắng sắp xếp khi khám bệnh càng sớm càng tốt. Bạn không nên xem thường thì ngoài cơn đau thì nó cũng có thể trở nặng và để lại nhiều phiền phức về sau.
Nguyên nhân của bệnh viêm niệu đạo
Viêm niệu đạo được phân loại dựa vào nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm:
Viêm niệu đạo do lậu cầu gây nên: Gây ra do Neisseria gonorrhoeae (nội bào, vi khuẩn lậu, gram âm).
Bệnh chiếm 10% viêm niêm đạo xảy ra ở nam giới. 50% viêm niêm đạo, viêm cổ tử cung xảy ra ở phụ nữ.
Viêm không do lậu cầu, vi khuẩn gây bệnh sẽ gồm: nấm men, virus Herpes simplex, Chlamydia trachomatis, Urealyticum ureaplasma, loài Mycoplasma (Mycoplasma hominis, M.genitalium), Trichomonas vaginalis, adenovirus.
Vi khuẩn gây bệnh lậu chính là nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh viêm niệu đạo. Tuy nhiên thì có nghiên cứu cho thấy đến 80% trường hợp nhiễm trùng tiểu do dùng ống thông trong lòng niệu đạo.
Viêm niệu đạo vì dùng ống thông tiểu xảy ra ở 2 đến 20% bệnh nhân thông tiểu liên tục. Ống thông latex có tỷ lệ mắc cao hơn là ống silicone.
Ngoài ra, bệnh viêm niệu đạo còn có thể xảy ra không phải chỉ do nhiễm trùng. Có nghĩa là bệnh vẫn có thể xảy ra mà không liên quan đến vi khuẩn, virus như:
- Chấn thương
- Nhạy cảm với một số chất hoặc là một số thành phần có trong thuốc tránh thai, xà phòng…
Điều trị bệnh viêm niệu đạo
Phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà sẽ có cách điều trị khác nhau.
Điều trị bằng thuốc: Hiện nay, hầu hết các trường hợp bị viêm niệu đạo đều sẽ được kê toa kháng sinh. Kết hợp với thuốc hạ sốt, giảm đau để có kết quả khả quan. Người bệnh khi dùng thuốc chữa viêm niệu đạo thì cần tuyệt đối làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc không có liệu trình cụ thể về điều trị.
Điều trị bằng phẫu thuật: Phương pháp này thường sẽ chỉ định cho những trường hợp bị nặng. Bệnh ủ quá lâu khiến cho vi khuẩn lây sang các bộ phận khác. Vì thế mà cần phải mổ để điều trị triệt để, hạn chế căn bệnh tái phát. Bạn nên trao đổi với bác sĩ trước khi phẫu thuật để tránh việc bị ảnh hưởng đến sức khỏe.
Phương pháp CSR: Phương pháp này là sử dụng sóng xạ tần sóng viba với tần số lớn để giúp hạn chế gen gây bệnh. Từ đó tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, giúp tăng cường chức năng miễn dịch cho cơ thể. Giúp đẩy lùi được viêm niệu đạo an toàn, hiệu quả.
Lời kết
Trên đây là các thông tin về bệnh viêm niệu đạo mà bạn nên biết. Nếu bạn có các triệu chứng như trên hãy đi khám ngay đừng để bệnh trở nặng hơn. Hãy theo dõi Eva để biết thêm nhiều thông tin khác về sức khỏe, đời sống.
>>>Xem thêm: Viêm túi mật – Nguyên nhân của bệnh và các biến chứng