Hội chứng suy hô hấp là gì
Hội chứng suy hô hấp có tên tiếng Anh là Respiratory Failure được bệnh lí với biểu hiện nặng và khởi phát nhanh. Suy hô hấp là tình trạng quá trình trao đổi O2 và CO2 của phổi bị gián đoạn hoặc phổi tích tụ quá nhiều CO2, gây cản trở quá trình phân phối O2, tạo ra sự thiếu hụt O2 ở não, tim và các cơ quan khác trong cơ thể
Hội chứng suy hô hấp làm chậm quá trình phân phối Oxi đến các mô trên cơ thể, gây ra tình trạng thiếu Oxi, làm khó thở, tim đập nhanh, người xanh tím, đổ mồ hôi hộp. Do bệnh tình diễn biến rất nhanh và nếu không cấp cứu hoặc phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng ngưng nhịp tim và tử vong.
Phó giáo sư. Tiến sĩ .Bác sĩ .Ngô Qúy Châu cho biết hội chứng suy hô hấp ảnh hưởng đến đường thở và đường phổi của bệnh nhân. Tác động đến các cơ, dây thần kinh, xương, và các mô hổ trợ hô hấp của người bệnh
Nguyên nhân gây ra suy hô hấp
Nguyên nhân gây ra suy hô hấp bao gồm có hai loại nguyên nhân chính là nguyên nhân từ tác động bên trong phổi và nguyên nhân từ tác động bên ngoài phổi
Nguyên nhân từ bên trong phổi
– Tiền sử các bệnh nền liên quan đến phổi như viêm phế quản, lao phổi, viêm phổi, xơ phổi, tác nghẽn phế quãn,thuyên tắc động mạch phổi,…
– Bệnh nhân bị phù phổi cấp do tim, phù phổi cấp trên tìm lành hoặc phù phổi tổn thương
– Bệnh nền liên quan đến nhiễm trùng phổi như viêm phổi do vi khuẩn, viêm phổi do viruss, lao kê, mắc các chứng bệnh như H5N1, H1N1, H7N9, SARS,..
– Có hội chứng hen thế quản
Nguyên nhân từ bên ngoài phổi
– Tắc nghẽn thanh – khí quản do hội chứng u thanh quản, thực quản, do dị vật hoặc các lí do khác
– Tràn dịch màn phổi, khi lượng dịch ở phổi tăng nhanh làm cho tỉ lệ người bệnh lâm vào trường hợp bị suy hô hấp càng cao
– Bệnh nhân bị các chấn thương vùng ngực do va đập, tai nạn, mắc dị vật hoặc các lí do khác
– Các tổn thương từ sâu cơ thế như tổn thương hô hấp, tổn thương hệ thần kinh, Tình trạng này gặp nhiều ở những bệnh nhân bị bệnh phổi lâu dài, cơ thể suy nhược.
Tuy nhiên, theo Phó giáo sư. Tiến sĩ. Bác sĩ Ngô Qúy Châu cho biết thì “Bất cứ tổn thương nào có liên quan đến hệ hô hấp cũng sẽ nguy cơ khiến hội chứng suy hô hấp diễn ra đối với người trẻ, người già hay trẻ em”
Phân loại về các hội chứng suy hô hấp
Có nhiều cách để phân loại hội chứng suy hô hấp. Do đó, Eva sẽ nêu ra các cách nỗi trội nhất, phù hợp với nhu cầu tìm hiểu thông tin của bạn
Phân loại hội chứng suy hô hấp theo tình trạng bệnh
Mức độ nhẹ (Hypoxemic loại 1):Hiện tượng thiếu Oxi do các tình trạng như rối loạn trao đổi khí, sưng phù phổi, phổi bị tổn thương nhẹ. Ở mức độ này phản ánh việc nồng độ Oxi có trong máu của người bệnh là tương đối thấp
Mức độ vừa (Hypercapnic loại 2 ): Hiện tượng thừa CO2, nghĩa là phổi không thải đủ CO2, làm hạn chế lượng Oxi có trong phổi. Mức độ này xuất hiện khi có các trường hợp như uống thuốc quá liền, hút thuốc lâu ngày gây ra tổn thương ở phối, hoặc bị COPD (Tắc nghẽn phổi mãn tính)
Mức độ nặng (Suy hô hấp cấp tính ): Thường xảy ra với các bệnh nhân bị các chấn thương phổi nhiều cấp độ hoặc tham gia các ca phẩu thuật như phẩu thuật dạ dày. Giải thích cho điều này có thể hiểu là khi tham gia các ca phẩu thuật hoặc các chấn thương, làm cho đường dẫn khí của phổi bị nhỏ lại, lúc này lượng Oxi mà phổi cần không đủ hoặc lượng CO2 quá nhiều chưa được thoát ra tạo nên tình trạng suy phổi cấp
Mức độ rất nặng ( Suy hô hấp mãn tính ): Thường xảy ra với các bệnh nhân bị các chấn thương rất nặng hoặc các di tật, thiếu máu quá nhiều, làm cho phổi không có khả năng tự hoạt động để duy trì Oxi hoặc duy trì huyết áp.
Phân loại hội chứng suy hô hấp theo PGS.TS.BS Ngô Qúy Châu
Phân loại theo vị trí
– Suy hô hấp đường trên
– Suy hô hấp đường dưới
Phân loại theo chỉ số PaCO2
– Tình trạng thiếu Oxi
– Tình trạng thừa CO2
Phân loại theo cơ chế gây bệnh
– Gây bệnh do hệ tuần hoàn gặp phải các trường hợp như suy tim, thuyên tắc động mạch phổi,..
– Gây bệnh do hệ hô hấp gặp phải các trường hợp như viêm phổi, xơ hóa phổi, phù phổi, lao phổi,…
Phân loại theo thời gian bị bệnh
– Thời gian cấp tính : Tình trạng bệnh nhân ở mức khẩn cấp, báo động và cần được can thiệp chữa trị ngay lập tức
– Thời gian mãn tính: Tình trạng bệnh nhân ở mức bệnh đã lâu và dài, khó chữa, và cần sự can thiệp một cách có hệ thống, theo dõi lâu dài và thường xuyên
– Thời gian cấp tính trên nền mãn tính: Tình trạng bệnh nhân ở mức khẩn cấp, báo động, cần được chữa trị ngay lập tức vì bệnh nhân có bệnh nền lâu và dài, cơ thể có các tiểu sử bị bệnh hoặc đang bị bệnh.