Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng từng gặp phải những cơn đau dạ dày, có thể ở mức độ nhỏ hoặc lớn tùy tình trạng mỗi cá nhân. Nhưng căn bệnh này ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống, nhu cầu ăn uống và thói quen sinh hoạt, tuy nhỏ bé nhưng tiềm ẩn nguy cơ cao cho những căn bệnh nặng. Đối với bệnh đau dạ dày, là căn bệnh phổ biến nhưng là căn bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn, do đó hãy cùng Eva tìm hiểu và chữa trị dứt điểm căn bệnh này nhé!
Bệnh đau dạ dày là gì
Bệnh đau dạ dày còn được gọi là đau bao tử, là hiện tượng bệnh tiêu hóa phổ nhất nhất hiện nay. Đau dạ dày là hiện tượng dạ dày gặp phải các tình trạng tổn thương như viêm, loét,… do việc tăng tiết dịch vị (axit) quá mức
Đau dạ dày là căn bệnh xuất hiện ở hầu hết mọi lứa tuổi, bệnh lí liên quan đến tiêu hóa và bệnh có thể chữa trị khỏi hoàn toàn. Bệnh đau dạ dày đang trên đà trẻ hóa, và mọi người thường xem nhẹ điều đó,
Tình trạng của bệnh đau dạ dày là hiện tượng đau từ ổ bụng và lan truyền ra các thành cơ bên ngoài, tình trạng và mức độ đau sẽ chuyển biến từ từ, từ đau nhẹ hơi nhói đến đau dữ dội triền miên. Ở mức độ nhẹ, thì cơ thể có thể chịu được nhưng về lâu dài đòi hỏi sự chăm sóc và cấp cứu kịp thời
Biểu hiện của đau dạ dày
– Bệnh đau dạ dày thường xảy ra với những cơn đau bụng kéo dài, đau ầm ỉ và thậm chí là quặn thắt. Tuy xảy ra ở mức độ có thể chịu được nhưng dần dần về lâu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh
– Hiện tượng chán ăn, ăn không ngon miệng do sức khỏe tiêu hóa và dạ dày bị tổn thương ảnh hưởng đến tâm lí ăn uống của người bệnh từ đó bệnh càng ngày càng nặng hơn, tần suất và cấp độ cũng cao hơn
– Suy nhược cơ thể, chức năng tiêu hóa yếu dần, không có cảm giác đói
– Ợ hơi và ợ chua bởi sự mất cân bằng Ph tạo ra hiện tượng lên men trào ngược thực quản
– Buồn nôn, bồn chồn, hạ huyết áp,… Có thể xuất hiện các tình huống sốt cao hay ngất xĩu, tùy từng cấp độ
– Giảm sút cân, sắc huyết tái dần, tâm lí căng thẳng,..
Nguyên nhân gây ra đau dạ dày
Nguyên nhân bên trong ( Yếu tố nội sinh )
Sự lây nhiễm của vi khuẩn Helicobacter Pylori (được gọi tắt là HP). Đây là loại vi khuẩn phổ biến trên thế giới, sinh sống và phát triển trong dạ dày. Sự lây nhiễm và phát triển của vi khuẩn HP có thể là đường miệng (nước bọt, dịch tiết), các vật dụng sinh hoạt, hoặc các dụng cụ y tế sử dụng chung như dụng cụ nha khoa, băng gạc,..
Nguyên nhân bên ngoài ( Yếu tố ngoại sinh)
– Thói quen ăn uống không điều độ, ngắt quảng, ăn khuya và ăn không đúng giờ; nhịn đói quá lâu, ăn quá ít hoặc quá no. Việc ăn quá cay, quá mặn, quá lạnh … cũng là những lí do gây ra hiện tượng đau dạ dày
– Sử dụng nhiều các sản phẩm thuốc kháng sinh liều cao như thuốc giảm đau, thuốc tránh thai,.. với liều lượng thường xuyên. Đặc biệt là sử dụng thuốc trước khi ăn hoặc đang để bụng rỗng và đói
– Sử dụng rượu, bia với tần suất cao.
– Sử dụng các chất kích thích, thuốc lá
– Thói quen vừa ăn vừa đọc, vừa ăn vừa xem TV, chơi điện thoại, học bài, tám chuyện,…
– Tâm lí bị căng thẳng, quá hồi hộp, lo lắng,.. tạo ra áp lực gây co bóp dạ dày từ đó xuất hiện những cơn đau
– Đau dạ dày cũng là một trong những biến chứng do các bệnh lí khác gây ra như viêm ruột thừa, viêm gan, ung thư, hội chứng ruột kích thích,.. hoặc các bệnh lí liên quan đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, đặc biệt là liên quan trực tiếp tới dạ dày
Giải pháp hạn chế đau dạ dày
– Ăn uống điều độ, đúng giờ, xây dựng đồng hồ sinh học hợp lí. Hạn chế việc để bụng đói, không ăn sáng hoặc ăn tối quá khuya, đi cùng đó là việc ăn uống chậm rãi, nhai kỉ,.
– Thực đơn ăn uống nên cân bằng các chất dinh dưỡng, không ăn quá nhiều chất đạm, ăn nhiều rau xanh,.. không sử dụng các thực phẩm chất lượng thấp, quá hạn sử dụng,..
– Hạn chế ăn đồ cay nóng, ăn quá mặn hoặc quá cay,…
– Hạn chế việc sử dụng các sản phẩm thuốc kháng sinh liều lượng cao như thuốc hạ sốt, thuốc tránh thai,.. Tùy vào từng thuốc nên xem xét là uống trước hay sau khi ăn, nhưng hạn chế việc để bụng đói mà uống thuốc
– Không sử dụng các chất kích thích như ma túy, thuốc lắc,..
– Không sử dụng rượu bia, thuốc lá
– Không thức khuya vì buổi tối là thời gian dạ dày hoạt động nhằm cân bằng và phục hồi các chức năng
– Tập thể dục, vận động nhiều để tăng sức đề kháng
– Hạn chế sự căng thẳng, hồi hộp, lo âu,.. Tránh thức khuya
– Đối với các bệnh nhân có tiền sử đau dạ dày thì nên đi khám bác sĩ và thực hiện chữa trị theo chỉ dẫn, thuốc của bác sĩ. Tuy nhiên, vẫn duy song hành thói quen ăn uống lành mạnh, lối sống “healthy”, để chữa trị cơn đau dứt điểm