Cao huyết áp – Nguyên nhân, biểu hiện, hậu quả

 Huyết áp là gì? 

“Huyết” được hiểu là máu, “áp” là những áp lực cần thiết để tác động lên thành của động mạch để đưa máu từ tim tới các mô quanh cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của cơ tim và sức cản của thành động mạch
Chỉ số huyết áp thường có 2 loại là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương
– Huyết áp tâm thu: Chỉ số thể hiện áp lực của máu lên động mạch khi tim co bóp, chỉ số này thường có giá trị cao hơn
– Huyết áp tâm trương: Chỉ số thể hiện áp lực của máu lên thành động mạch khi tim giãn ra, chỉ số này thường có giá trị thấp hơn

Huyết áp cao có nghĩa là gì

Theo kết quả công bố của Bộ Y Tế, các hệ số huyết áp tiêu chuẩn của người bình thường là 120mmHg cho huyết áp tâm thu và 80mmHg cho huyết áp tâm trương. Nếu kết quả đo được nằm ở phạm vi khu vực này nghĩa là người có hệ thống máu lưu thông bình thường, tốc độ bơm máu đều, có sức khỏe tốt

Huyết áp cao nghĩa là người bệnh có kết quả huyết áp tâm thu tối đa là ≥140mmHg đi cùng đó có thể có huyết áp tâm trương tối thiểu là ≥ 90mmHg. Nghĩa là thay đổi tăng lên của mức độ huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương theo thời gian.

Huyết áp càng cao thì áp lực của máu đẩy vào động mạch khi tim bơm hoặc tốn máu đi càng cao, gây tổn thương động mạch, và ảnh hưởng sức khỏe theo thời gian

Các cấp độ của huyết áp cao

Có 4 cấp độ được phân chia từ mức nhẹ tới nặng nhất liên quan đến sự gia tăng các chỉ số phản ánh huyết áp

Mức độ tiền cao huyết áp

Chỉ số huyết áp tâm thu giao động từ 130 – 139 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương giao động từ 85 – 89 mmHg

Mức độ cao huyết áp loại 1

Chỉ số huyết áp tâm thu giao động từ 140 – 159 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương giao động từ 90 – 99 mmHg

Mức độ cao huyết áp loại 2 

Chỉ số huyết áp tâm thu giao động từ 160 – 179 mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương giao động từ 100 – 109 mmHg

Mức độ cao huyết áp loại 3

Chỉ số huyết áp tâm thu giao động từ ≥ 180mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương giao động từ ≥ 110 mmHg

Mức độ cao huyết áp tâm thu đơn độc

Chỉ số huyết áp tâm thu tối đa là ≥140mmHg và/ hoặc chỉ số huyết áp tâm trương tối thiểu là ≥90mmHg

 Nhận biết cao huyết áp

Biểu hiện nhẹ: Sức khỏe bình thường và không có triệu chứng gì cho tới khi huyết áp tăng cao và diễn biến nặng hơn.
Biểu hiện nặng: Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, nhức đầu, nóng bừng mặt, hồi hộp,…
Biểu hiện rất nặng: Thường xuyên bị đè nén vùng tim, co thắt tim, đau vùng tim, giãm thị lực, thở gấp, mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, nôn ói, hoảng hốt, dễ bị hồi hộp,…

Nguyên nhân của tăng huyết áp

– Cao huyết áp là căn bệnh khó xác định được nguyên nhân cơ bản, chỉ có được một vài trường hợp gây ra xác suất gia tăng của huyết áp như:
– Tuổi tác cao ảnh hưởng đến các chỉ số huyết áp
– Cân nặng quá tải hoặc quá ốm, sự thiếu kiểm soát cân nặng
– Ăn uống không điều độ, đặc biệt là ăn quá mặn bởi trong thafnhphaafn của muối ác tác hại là tăng quá trình hấp thu nước vào máu
– Ăn quá nhiều chất bẽo, đặc biệt là chất béo bão hòa có trong thịt bò, thịt heo, thịt gà, phô mai, kem, sữa, bơ đậu, dầu dừa, dầu cọ,…
– Tiền sử gia đình, gen di truyền
– Người uống nhiều rượu, bia, thuốc lá,…
– Lười vận động, không tập luyện thể dục
– Ảnh hưởng từ các sản phẩm thuốc như thuốc tránh thai, thuốc cảm, thuốc ngủ,..
– Nhiễm độc thai nghén hoặc căng thẳng tâm lí quá mức
– Các bệnh nhân có bệnh nền cũng là một trong các yếu tố nguyên nhân gây ra tăng huyết áp như bệnh thận cấp tính hoặc mạn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh tim mạch, bệnh hẹp động mạch thân,… Ngoài ra còn có các hội chứng như hội chứng Cushing, hội chứng Conn gây ảnh hường đến huyết áp

 Hậu quả của cao huyết áp


– Có thống kê cho thấy 87% số ca đột quỵ đều do sự gia tăng của huyết áp, dẫn đến việc máu không thế tới các tết bào gây ra tình trạng chết não, hay còn được gọi là đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Số ca tử vong đang ngày càng gia tăng và chưa có dấu hiệu ngừng lại.

– Ảnh hưởng tim mạch, gây suy tim bởi tim làm việc quá sức để bơm máu, gây ra tình trạng đột quỵ, đau tim hoặc nhồi máu cơ tim

– Nguy cơ xơ vữa động mạch và thành mạch bị xơ cứng. Hiện tượng phình động mạch dễ dàng xuất hiện, khiến xảy ra tình trạng chảy máu nội bộ, thiếu máu,..

– Các bệnh liên quan tới thận như suy nhận, sỏi thận,.. khi các mạch máu trong thận bị ảnh hưởng

– Biến chứng về não như tình trạng xuất huyết não, nhồi máu não, mất trí nhớ vĩnh viễn hoặc tạm thời do động mạch não bị thu hẹp

– Sự vỡ ra của các mạch máu trong mắt gây ra xuất huyết võng mạc, mù lòa, hoặc các bệnh liên quan đến về thị lực

– Sự rối loạn chuyển hóa trong cơ thể như tăng nồng độ insulin, giãm HLD-C, tăng vòng eo,… và các hội chứng chuyển hóa khác

Bài viết liên quan