Việc thường xuyên sinh hoạt, học tập, lao động không thể tránh được các tình huống va chạm gây ra tổn thương như trầy da, chảy máu, bị vật nhọn đâm chít,.. Các vết thương đó là cơ hội tuyệt vời cho nhiều chủng loại vi khuẩn xâm nhập. Vậy tình trạng đáng báo động hiện nay về Uốn ván là gì, triệu chứng ra sao, và tổn thương cơ thể như thế nào, hãy cùng Eva tìm hiểu nhé !!
Bệnh uốn ván là gì
Uốn ván hay còn gọi là Phong đòn gánh, là loại bệnh do bị nhiễm vi khuẩn Tetani sống trong ruột động vật như trâu, bò, chó, mèo,…qua miệng các vết thương hở như trầy da, gay đâm, hoặc các dụng cụ y tế chưa khử trùng sạch sẽ,..
Uốn ván là loại bệnh có tỉ lệ tử vong cao, ít nhất là 25% và cao nhất là 95% đối với trẻ sơ sinh
Nguyên nhân gây ra uốn ván
Uốn ván có thể xuất hiện sau phẫu thuật, nạo phá thai, bỏng, vết thương xuyên sâu, vết thương dập, viêm tai giữa, nhiễm trùng răng miệng, động vật cắn, đốt. Uốn ván không lây nhiễm trực tiếp từ người sang người.
Đây làbệnh duy nhất phòng tránh được bằng vắc xin mà chỉ bị nhiễm trùng chứ không lây nhiễm. Khi các bào tử xâm nhập vào vết thương hở trên cơ thể kết hợp môi trường yếm khí, vi khuẩn sẽ sinh sôi và tạo ra độc tố xâm nhập vào máu.
-Vi khuẩn Tetani biến hình thành Nha bào, là loại vi khuẩn tương đối khỏe mạnh có thể chịu được việc bị đun sôi trong vòng 5 ngày, là chịu lạnh tương đối tốt. Vi khuẩn Tetani hiện diện ở trong hầu hết mọi nơi quanh cuộc sống chúng ta, từ trong đất, đến các bề mặt đồ vật,…
-Vi khuẩn Tetami khi xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc trong vòng từ 3 – 7 ngày. Vi khuẩn Uốn ván tiết ra tetanospasmin ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gây cứng cơ vân, co giật toàn thân.
Biểu hiện của uốn ván
– Hiện tượng đau cổ vai, đau lưng
– Sự co giãn đột ngột của cơ hàm, gây nhức mõi, tê liệt các cơ thần kinh
– Sự căng cứng phần bụng và các khối cơ chân tay, cơ mặt
– Sự đau mõi khiến co thắt cơ lưng, gây ra hình ảnh uốn cong người (biểu hiện rõ nét nhất của uốn ván)
4. Các giai đoạn bệnh uốn ván
Giai đoạn 1: Ủ bệnh – xảy ra lúc vừa bị thương, gây ra hiện tượng cứng cơ hàm
Giai đoạn 2: Khởi phát – Hiện tượng co giật hoặc co thắt hầu họng, thanh quản. Trong giai đoạn này bệnh càng nặng thì thời gian càng ngắn, và là giai đoạn có biểu hiện rõ nét nhất của Uốn ván
Giai đoạn 3: Toàn phát – Thường từ 10 tới 14 ngày tùy theo tình trạng sức khỏe của người bệnh, xuất hiện tình trạnh cảnh lâm sàng
Giai đoạn 4: Hồi phục – Mất khoảng 3 tới 4 tuần, nhưng tình trạng cứng cơ vẫn kéo dài, có thể có các hậu quả khôn lường
5. Phân độ bệnh Uốn ván theo ABLETT
Độ II (Nhẹ)
– Hiện tượng hàm cứng ít, cơ cứng ít
– Hô hấp không bị ảnh hưởng nhiều
– Không có tình trạng co thắt, khó nuốt
Độ II (Trung bình)
– Hiện tượng hàm cứng vừa, cơ cứng vừa
– Hô hấp bị ảnh hưởng ở mức trung bình, nhịp thở giao động tầm >30 lần/phút
– Tình trạng co thắt ngắn , khó nuốt ít
Độ III (Nặng)
– Hiện tượng hàm cứng khít sát, cơ cứng nhiều, các cơn co thắt dài, triền miên
– Hô hấp bị ảnh hưởng nhiều, xuất hiện các cơn ngưng thở, nhịp tim tăng mạnh từ >120 lần/phút, nhịp thở >40 lần/phút
– Khó nuốt nhiều, hay nuốt sặc
Độ IV (Rất nặng)
– Bao gồm các dấu hiệu của Độ III, đi cùng đó là tình trạng Rối loạn thần kinh thực vật
Phòng ngừa uốn ván
• Đối với các bệnh nhân đang có tình trạng Uốn ván, hãy tới các trung tâm y tế để nhận được sự điều trị tốt nhất.
• Tiêm huyết thanh kháng uốn ván SAT đối với các bà bầu, trẻ sơ sinh, những người thường xuyên tiếp xúc với động vật, những người hay bị thương do đặc thù công việc,..
• Khi có tình trạng bị thương, phải nhanh chóng lấy dị vật, cắt lọc, để hở. Giám sát vết thương và đi tiêm SAT hoặc HTIG sau ít nhất một giờ.
• Sử dụng thuốn giãm đau, an thần để tránh kích thích.
• Hạn chế việc băng bó quá kín vết thương, nên để vết thương hở. Vì vi khuẩn Uốn ván rất sợ Oxi, Oxi khiến vi khuẩn chết hoặc yếu đi
• Nên cân nhắc theo hướng dẫn của bác sĩ đối với từng loại vết thương, mức độ vết thương
• Sử dụng các kháng sinh để diệt vi khuẩn, viruss uốn ván
• Hổ trợ thở, máy thở đối với tình trạng tức ngực, khó thở.
• Chăm sóc bản thân: Vệ sinh cá nhân, khử trùng vết thương, chăm sóc MKQ, hút đàm, vệ sinh mắt – mũi – miệng,…
Hậu quả uốn ván
– Viêm phổi
– Suy thận
– Bệnh liên quan đến tim mạch, tăng HA
– Nhiễm trùng huyết
– Xuất huyết tiêu hóa
– Gãy xương
– Di chứng thần kinh, cơ
– Lở loét cơ thể, tư thế
– Thuyên tắc phổi
– RL nước, điện giải
– Thiếu máu
Sự co cứng của uốn ván gây ảnh hưởng trực tiếp tới 2 cơ quan trọng yếu của cơ thể là Phổi và Tim
• Co thắt tim đột ngột, gây ra tử vong
• Phổi ngừng hoạt động, thiếu oxi và máu