Bệnh trầm cảm _ Căn bệnh thời đại

Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát. Các chuyên gia tâm lí dự báo sự gia tăng nhanh chóng của chứng bệnh trầm cảm hiện nay, nhưng có một sự thật đáng buồn là không phải ai cũng biết rõ trầm cảm là như thế nào và ai có nguy cơ trầm cảm cao ???Nên là hãy cùng Eva tìm hiểu về chứng bệnh này nhé. Sự hiểu biết của bạn ở hiện tại sẽ là chìa khóa thành công cứu rỗi bạn trong tương lai !

Trầm cảm là gì

– Trầm cảm là một bệnh thuộc tâm thần học, đặc trưng bởi sự rối loạn khí sắc. Đây là một chứng bệnh gây ra tình trạng rối loạn tâm lí, buồn bả, và mấy hứng thú kéo dài dai dẳng.
– Phụ nữ thường bị trầm cảm nhiều hơn nam giới, tỉ lệ này chênh lệch ở mức 2:1 nghĩa là 2 nữ/1 nam bị mắc chứng trầm cảm. Đặc biệt là ở độ tuổi trưởng thành
– Tổ chức Y tế Thế giới đã từng cho biết có khoảng 850.000 bệnh nhân tự sát do trầm cảm trong vòng 1 năm trên toàn thế giới. Đây là căn bệnh phổ biến toàn cầu


Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm

– Gen di truyền, với những vùng nghi vấn nhiễm sắc thể 4,5,12,18,21, X19,X21,… đặc biệt sự di truyền này tương đối mạnh ở nữ. Nhưng yếu tố này tương đối ít để tác động đến việc hình thành trầm cảm. Các nguyên nhân như yếu tố môi trường, cuộc sống,… là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến trầm cảm
– Sự phát triển của xã hội, kì vọng gia đình, khiến gánh nặng và áp lực trên vai mỗi người ngày càng nhiều. Đây cũng là 1 trong những nguyên nhân chính gây là sự gia tăng nhanh chóng của chứng bệnh trầm cảm
– Lạm dụng rượu, bia, ma túy,… đặc biệt là game điện tử. Đáng báo động ở đây là mức độ bệnh nhân trầm cảm đang dần trẻ hóa
– Do sự rối loạn não bộ.
– Do một vài yếu tố tâm lí tạo thành những biến đổi thành thường trong hành vi và tác phong
– Do các sự kiện quan trong ảnh hưởng như kết hôn, sinh con, thất nghiệp, phá sản, ly hôn,…
– Do sự thiếu chuyên môn, mọi người hay nhầm lẫn bệnh trầm cảm với cảm giác chán nản
o Chán nản là cảm xúc nhất thời khi có 1 vài yếu tố tác động như khi bị điểm thấp, mất việc, cãi nhau,… nhưng chán nản kéo dài ở 1 mức ngắn hạn, có thể hiểu đây là trạng thái “tụt mood” và cảm giác này sẽ hết khi bạn thay đổi môi trường hoặc sau 1 cuộc chơi vui vẻ.
o Trầm cảm là 1 trạng thái mà ở đó với bất kì môi trường nào trong cuộc sống cũng tạo cho bạn cảm giác lo âu, buồn bả, bạn cảm thấy cuộc sống này không có chút gì thú vị, và thậm chí là tẻ nhạt. Bạn mưu cầu sự giải thoát khỏi thế giới phức tạp, xô bồ, đối với những bệnh nhân trầm cảm thì phải qua rất nhiều thời gian điều trị thì các bác sĩ mới kéo họ về lại cuộc sống bình thường.

 

 Dấu hiệu cho thấy bạn đang có triệu chứng trầm cảm

– Tâm trạng đi xuống trong thời gian dài, sự đi xuống này kéo dài trong 2 tuần trở lên. Có xu hướng muốn tự sát, giải thoát bản thân

– Mất khí sắc: mặt luôn buồn bả, lo lắng, chán chường và thường xuyên đau người không rõ nguyên nhân

– Không hứng thú với cuộc sống, với thế giới bên ngoài, với những sở thích mà bạn đã từng rất đam mê. Sự thay đổi khẩu vị đột ngột và kéo dài, bên cạnh đó bạn không có thiết tha bất cứ khẩu vị gì cả

– Sự tự khắc nghiệt với bản thân, cảm thấy mình rất vô dụng, không có tài cán gì, cảm thấy mình sống rất tội lỗi, bạn có xu hướng muốn tự giải thoát cho chính mình, cũng như giải thoát cho cộng động, người thân khi có 1 đứa vô dụng như bạn ở bên.

– Ngủ quá nhiều hoặc quá ít, mất năng lượng cuộc sống, bồn chồn lo lắng thường xuyên. Sự rối loạn giấc ngủ

– Mất cảm giác ngon miệng, ăn ít, sút cân hoặc là ăn quá nhiều

– Rối loạn hoạt động tâm thần vận động: đi lại bồn chồn, ngồi im 1 chổ ,… Khả năng tập trung kém, bạn hay trong tình trạng đờ đẫn, mong lung và mơ hồ

Cách khắc phục bệnh trầm cảm

– Đi khám và sử dụng một vài thuốc phù hợp với cơ thể nhằm bình tỉnh hóa, hạn chế cảm xúc tiêu cực của bản thân.
– Cố gắng duy trì vòng xoay cuộc sống như công việc, hôn nhân, ban bè, tình yêu,…
– Quan tâm sớm đến những triệu chứng gây trầm cảm từ đó khắc phục như là chế độ ăn uống và ngủ nghĩ lành mạnh, chạy bộ, tập thể dục…
– Tham vấn với các chuyên gia sức khỏe và sức khỏe tâm thần khi thấy sự thay đổi trong tâm lí học của bản thân đang kéo dài và chưa tìm được cách khắc phục. Và nếu bạn có các vấn đề liên quan đến bệnh tâm lí thì hãy luôn tuân thủ các điều trị của bác sĩ, những người có chuyên môn.
– Quan tâm nhiều hơn đến những người thân, bạn bè, gia đình,… đặc biệt là những người mới trải qua các sự kiện chấn động như li hôn, phá sản, người thân mất, bị tai nạn,… Sự quan tâm của bạn như một phần động lực vực dậy những trái tim đang có xu hướng bị trầm cảm hóa

Bài viết liên quan