Bệnh giun đũa chó mèo

Không hiếm để bắt gặp hình ảnh những bé chó, bé mèo ở trong ngôi nhà của bạn. Thú cưng như đã là 1 phần không thể thiếu trong văn hóa gia đình người Việt. Chúng ta ôm ấp. ngủ chung, thậm chí là ăn chung nhưng chưa ai hiểu rõ về các mối nguy tiềm tàng có trong thú cưng nhà bạn. Hôm nay, hãy để Eva cùng bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ an toàn cho gia đình và người than nhé !!

 Bệnh giun đũa chó mèo là gì

Bệnh giun đũa chó mèo có tên tiếng Anh là Toxocariasis, là căn bệnh do tác động của loại ấu trùng gây bệnh là Toxocara canis (thường có trong chó) hoặc Toxocara cati (thường có trong mèo). Đây là loại giun sống kí sinh ở chó và mèo
Toxocara Canis là loại giun tròn hoặc giun đũa. Khi chó hoặc mèo thải ra phân và môi trường đó có nhiễm trứng giun đũa chó mèo thì khu vực đất trứng khi được phát triển hoặc tròng trọt ra lương thực thực phẩm sẽ bị nhiễm ấu trùng giun đũa chó mèo. Đây là căn bệnh lây qua đường miệng của con người

 Các nguồn lây truyền

Theo thống kê cho thấy, tỉ lệ bị nhiễm bệnh của người thông qua nguồn giun Toxocara canis có trong chó nhiều hơn tỉ lệ bị nhiễm bệnh của người thông qua nguồn giun Toxocara cati có trong mèo. Ước tính cho rằng trong tất cả các ca bệnh thì hết 80% nguồn lây đến từ giun đũa của chó

 Di truyền động vật

Khi chó và mèo bị nhiễm bệnh, thì sự phát triển của giun đũa sẽ tăng lên khi chó mèo sinh nỡ. Chó con sẽ bị nhiễm bệnh từ chó mẹ qua đường sữa và xác suất nhiễm bệnh của chủ nhân khi ở cạnh thú cưng cũng dần tăng lên

Lây truyền từ ổ chứa

Khi bạn có sở thích nuôi thú cưng như chó hay mèo thì các nguồn lây như nước, đất là những gì bạn cần phải chú ý. Nên đảm bảo rằng thú cưng có khu vực vệ sinh riêng và nguồn đất này không được tái sửa dụng để trồng trọt hay chăn nuôi. Nên cho thú cưng có chén được thức ăn và nước uống riêng biệt, tránh tình trạng ăn uống chung

Lây truyền qua ăn uống

Khi con người nuốt phải trứng giun Toxocara canis (thường có trong chó) hoặc Toxocara cati (thường có trong mèo). Khi trứng đến ruột non và đúng thời kí sẽ nỡ ra ấu trùng, sự phát triển của ấu trùng sẽ di chuyển đến gan. Từ đó lan rộng ra các hệ tuần hoàn và bạch huyết, cùng các bộ phận khác như phổi, nội tạng ở bụng, mắt,… Ấu trùng phát triển và gây ra các tổn thương ở nội tạng.

 Giai đoạn nhiễm bệnh

Thời kì ủ bệnh

Khi ăn phải hoặc uống phải có thực phẩm, nước ống có nhiễm giun chó hoặc mèo. Người bệnh phải trải qua giai đoạn ủ bệnh. Tùy thuộc vào mức độ nhiễm ấu trùng và tính nhạy cảm, sức khỏe đề kháng của người bệnh mà giai đoạn này sẽ nhanh hay chậm. Có nhiều trường hợp giai đoạn này chỉ diễn ra trong vòng vài giờ hoặc lên đến vài ngày. Tuy nhiên, rất khó để phát hiện vì hầu như sẽ không có các triệu chứng

Thời kì lây nhiễm

Khi ấu trùng đã xâm nhập được vào cơ thể, chúng sẽ đi lên gan và các hệ thần kinh nhằm phá hủy. Giun đũa chó mèo có thể duy trì và phát triển ở cơ thể người nhiều năm và thương tổn gây ra từ từ. Nếu không phát hiện sớm thì ảnh hưởng do giun đũa gây ra sẽ vô cùng nghiêm trọng

Biểu hiện của bệnh giun đũa chó mèo

– Triệu chứng sốt. Tùy thuộc vào mức độ mà có thể sốt cao hoặc sốt li bì, sốt từng cơn
– Triệu chứng về phổi như ho, đau ngực, tức ngực,..
– Triệu chứng về đường tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu
– Triệu chứng về gan như gan to, đau
– Tăng lượng bạch cầu và tăng globulin trong máu
Nếu đã bị nhiễm nguồn bệnh từ lâu và ấu trùng đã phải triển và lan rộng thì người bệnh sẽ có các triệu chứng nặng hơn như là viêm phổi, viêm phế quản. viêm nội tạng, đau bụng mãn tính, rối loạn thần kinh khu trú do sự di chuyển và cư trú của các ấu trùng giun đũa chó mèo
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh giun đũa chó mèo sẽ khiến bạch cầu tăng và bạch cầu ái tăng. Qua các cuộc nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ bệnh nhân bị tăng các yếu tố liên quan đến máu như bạch cầu chiếm tỉ lệ cao. Lên đến 80 tới 90% những người nhiễm bệnh.

Phòng ngừa giun đũa chó mèo

– Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao ý thức của cá nhân, gia đình và cộng đồng trong công tác nuôi dưỡng chó mèo, đặc biệt là xử lí các chất thải phân của chó mèo phù hợp

– Vệ sinh môi trường, khu vực sống của chó mèo và các khu vực có phân chó, phân mèo.

– Thay đổi phong cách sống, nếp sống sạch sẽ, duy trì thói quen rửa tay trước khi ăn uống, hạn chế ăn rau sống, ăn chín uống sôi. Không sử dụng chung đồ bảo quản thức ăn hoặc chén dĩa cùng với chó mèo.

– Tách biệt khu vực ăn uống, sinh hoạt của chó mèo với gia đình. Hạn chế cho trẻ nhỏ chơi với chó mèo vì vô tình lông chó hoặc mèo sẽ vào miệng và lây nhiễm giun

– Tẩy giun định kì và thường xuyên cho chó mèo từ khi còn nhỏ đến khi lớn. Để đảm bảo an toàn cho bạn và gia đình hãy tẩy ít nhất 6 tháng/ lần.

Bài viết liên quan