Bệnh Chân tay miệng – Mối nguy cho trẻ nhỏ

 Bệnh chân tay miệng là gì ?

– Bệnh chân tay miệng là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do các virus thuộc họ virus đường ruột gây ra. Đây là căn bệnh lây qua đường phân miệng. Virus gây bệnh bệnh có trong phân và dịch tiết hô hấp của người bệnh và người mang mềm bệnh. Người khỏe mạnh khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc cầm nắm, chạm vào các đồ vật, bề mặt nhiễm dịch tiết thì sẽ mang luôn trong mình virus nhiễm bệnh
– Bệnh chân tay miệng là một bệnh lưu hành tại Việt Nam vào tháng 3 tới tháng 4 và tháng 9 đến cuối năm. Đặc biệt là căn bệnh này rất dễ lây lan, tạo ra các cơn “dịch tay chân miệng” trên khắp cả nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của chính bệnh nhân và cả cộng đồng

 Các mức độ bệnh chân tay miệng

Đối với bệnh chân tay miệng, tùy vào từng bệnh nhân và từng mức độ mắc bệnh thì sẽ có các quá trình và biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên, vẫn tập trung vào 4 mức độ chính và phân theo 4 giai đoạn từ nhẹ nhất đến nặng nhất

Giai đoạn 1

– Sự xuất hiện của các vết loét, bỏng nước ở lòng bàn tay, chân, mông, đầu gối, miệng,. nhưng ở mức nhẹ, có thể chữa trị tạo nhà theo hướng dẫn của bác sĩ

– Hiện tượng sốt chỉ xảy ra với tần xuất ít, và sốt nhẹ, bệnh nhân và gia đình chỉ cần chú ý trong việc sử dụng các thuốc hạ sốt đúng liều lượng

– Nếu tình trạng sốt và bỏng nước không thuyên giảm trong vòng 10 ngày, hoặc không hạ sốt trong 48h thì hãy đem bệnh nhân tái khám và điều trị ở các trung tâm y tế gần nhất

Giai đoạn 2

Mức độ nhẹ

  • Xuất hiện tình trạng sốt cao trên 39 độ C, và xuất hiện liên tục hơn 2 ngày
  • Xuất hiện các triệu chứng khác như nôn ói, mất ngủ, mỏi mệt,..
  • Xuất hiện tình trạng giật mình, không ghi nhân lúc khám. Có thể ở tần suất 2 lần/ 30 phút

Mức độ nặng

  • Xuất hiện tình trạng giật mình, ghi nhận lúc khám
  • Xuất hiện tình trạng ngủ gà, mạch đập nhanh trên 150 lần/ phút
  • Sốt cao trên 39 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt

Mức độ rất nặng

  • Thất điều: Run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng
  • Rung giật nhãn cầu, lác mắt
  • Yếu chi và liệt chi
  • Liệt thần kinh sọ như nuốt sặc, thay đổi giọng nói

Giai đoạn 3

  • Mạch đập nhanh trên 170 lần/ phút. Một số trường hợp mạch đập chậm (dấu hiệu rất nặng)
  • Vã mồ hôi, lạnh toàn thân, thở nhanh, bất thường
  • Huyết áp tăng, rối loạn tri giác

Giai đoạn 4

Đây là tình trạng nặng nhất của bệnh chân tay miệng. Ngoài các biểu hiện đã có ở 3 giai đoạn trước thì ở mức này sẽ xuất hiện tình trạng phổi bị phù, thở dốc, hơi thở yếu, sốt nhẹ hoặc nặng, nhịp tim suy giãm, cơ thể tím tái

Biểu hiện của bệnh chân tay miệng

– Hiện tượng nổi bóng nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông, gối và miệng.
– Hiện tượng đau họng, tổn thương niêm mạc miệng
– Bệnh thường xuyên xảy ra với trẻ nhỏ dưới 3 tuổi
– Bệnh nhân sốt cao trên 39 độ, rất khó hạ sốt. Tình trạng sốt cao diễn ra trên 2 ngày, xuất hiện hiện tượng nôi ói triền miên
– Tùy vào từng tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, và mức độ nhiễm bệnh, mà từng bệnh nhân có thể nổi bóng nước mà không loét miệng, có thể loét miệng mà không nổi bóng nước. có thể không có bóng nước ở da, hoặc không có bóng nước ở tay. Do đó, chú ý các dấu hiện ở tay chân miệng, chỉ cần có 1 trong 3 khu vực có hiện tượng thì phải thực hiện công tác khám bệnh, chữa trị và sát trùng các đồ vật.

Cách phòng ngừa chân tay miệng

– Thường xuyên rửa tay, chân sạch sẽ. Đặc biệt là trước khi ăn, hoặc khi tiếp xúc trực tiếp với miệng
– Sàn nhà, tay nắm cửa, bàn học,… thường xuyên phải lau chùi bằng các dung dịch một cách tuần tự. Hạn chế việc vi khuẩn lâu ngày sinh sôi
– Hạn chế việc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải, khăn mặt, son môi,…
– Khi phát hiện các trường hợp nhiễm bệnh, cần liên hệ gấp với các trung tâm y tế địa phương để tiến hành sát trùng đồ vật, rửa đồ chơi, sàn nhà, tay nắm cửa nhằm hạn chế việc lây nhiễm tràn lan.
– Khi xuất hiện có triệu chứng của bệnh, cần đi khám và cách ly bệnh nhân, tránh việc bệnh nhân không biết và lây thêm cho gia đình, bạn bè, những người xung quanh
– Các gia đình có con nhỏ, phải thường xuyên rửa và vệ sinh các dụng cụ như đồ dùng cá nhân, đồ chơi, các bề mặt thường xuyên cho con nhỏ tiếp xúc bằng các dung dịch sát khuẩn như xà phòng, nước tẩy quần áo, nước rửa đồ,…

 Hậu quả bệnh chân tay miệng mang đến

– Ảnh hưởng thần kinh trung ương, não bộ, suất huyết não, nếu không kịp phát hiện và sốt quá cao, có thể dẫn đến tử vong
– Ảnh hưởng tim mạch, gây khó thở, tim đập nhanh đột ngột,..
– Đối với trẻ em dưới 3 tuổi, việc trẻ thường xuyên bị giật mình, run chi, chới với, thở mệt là những cảnh báo cho biết về những hậu quả mà bệnh chân tay miệng mang lại

Bài viết liên quan