Bệnh béo phì – Tăng cân mất kiểm soát

Cuộc sống hiện nay, với sự phát triển và hiện đại của thế 21 thì chất lượng sống đang dần tốt lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, mọi người có xu hướng ăn uống và trải nghiệm nhiều về văn hóa ẩm thực mất kiểm soát, tình trạng “thừa cân” không còn là xa lạ, từ đó vấn nạn về bệnh béo phì đã là một dấu chấm hỏi to lớn trong cuộc sống hiện nay. Hãy cùng Eva tìm hiểu xem như thế nào là béo phì nhé !!!

Bệnh béo phì là gì

Bệnh béo phì hay còn được gọi là thừa cân quá mức, là căn bệnh rất phổ biến và đặc biệt là ở trẻ em. Tỉ lệ mắc bệnh đang dần dần trẻ hóa và phát triển nhân chóng, ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và tâm lí người bệnh
Bệnh béo phì là khi tình trạng cơ thể tích lũy mỡ một cách quá tẩy, gây ra việc bệnh nhận cân nặng quá cao, người nhiều thịt, khó khăn trong vận động và di chuyển. Béo phì là bệnh lí có liên quan tới một vài yếu tố di truyền và chế độ ăn uống quá thả ga.

Đo lường béo phì bằng BMI

Chỉ số BMI

Chỉ số BMI (viết tắt của cụm từ Body Mass Index) là công cụ hàng đầu mà thế giới dùng để đánh giá mức độ cân bằng giữa chiều cao và cân nặng tiêu chuẩn của bất cứ cá nhân nào. Việc sử dụng chỉ số này giúp bạn kiểm soát được cân bằng và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, giúp duy trì sức khỏe và cân bằng vóc dáng

Công thức tính chỉ số BMI

BMI = Cân nặng : (Chiều cao x Chiều cao)
Trong đó: Cân nặng có đơn vị tính là kilogam (kg)
Chiều cao có đơn vị tính là mét (m)

 Bảng đáng giá kết quả BMI

  • Chỉ số < 18,5 : Người đo lường đang ở tình trạng thiếu cân, quá ốm
  • Chỉ số giao động từ 18,5 – 24,9 : Người đo lường đang ở mức tiêu chuẩn, cân bằng và chiều cao phù hợp, nên duy trì ở mức này.
  • Chỉ số giao động từ 25 – 29,9 : Người đo lường ở mức thừa cân, tuy chưa đáng báo động nhưng nên thay đổi và ăn uống ít đi
  • Chỉ số giao động từ 29,9 trở lên : Người đo lường có mức báo động, xuất hiện tình trạng bệnh béo phì, nên nghiêm ngặt ăn uống
  • Chỉ số giao động từ 30 – 34,9: Người đo lường bị béo phì cấp độ I
  • Chỉ số giao động từ 35 – 39,9: Người đo lường bị béo phì cấp độ II
  • Chỉ số giao động từ 40 trở lên: Người đo lường bị béo phì cấp độ III

 Biểu hiện của bệnh béo phì

Ngoài các biểu hiện bên ngoài có thể nhận biết như là tình trạng thừa cân, lượng mỡ tích tụ lớn, cơ thể cồng kềnh thì bản thân những bệnh nhân mắc bệnh thì cơ thể sẽ có các biến đổi như:

– Tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu, ngáy nhiều và khó thở khi ngủ

– Thị lực giãm, tròng mắt giãn, triệu chứng các bệnh như cận thị, viễn thị, loạn thị ngày một nặng hơn

– Thường xuyên đói bụng, ăn mãi không no

– Khát nước liên tục, dễ cáu kỉnh

– Đau nhức mõi các khớp xương, tay. Xuất hiện triệu chứng đau lưng, đau đầu

– Cơ thể tiết nhiều mồ hôi, cảm thấy nóng bức

– Xuất hiện các vết rạng da, da sạm, da nhão, viêm da

– Thường xuyên buồn ngủ và mệt mõi vào ban ngày

Hậu quả bệnh béo phì

– Bệnh nhân xuất hiện các vấn đề liên quan đến xương khớp như thoái hóa, loãng xương, đau nhức mõi xương, đặc biệt là phần khung xương chân. Bởi khung xương phải nâng đỡ sức năng vượt mức

– Suy giãm miễn dịch, dễ bị các bệnh như sốt, cảm, nhạy cảm nhiều và người bệnh có sức khỏe kém, khả năng hồi phục lâu

– Theo thống kê, những bệnh nhân bị béo phì thường có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn những người bình thường

– Mắc các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, xơ vữa động mạch,… khi lượng mỡ trong máu quá nhiều và ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu

– Xuất hiện các bệnh lí liên quan đến hô hấp như thở nông, thở gấp, ngưng thở khi ngủ

– Bệnh nhân béo phì tạo áp lực cho cơ quan tiêu hóa bởi lượng thức ăn lớn do đó dễ mắc các bệnh liên quan như rối loạn tiêu hóa, gan nhiễm mỡ, xơ gan, viêm gan

– Ảnh hưởng sức khỏe sinh sản. Đối với nữ giới thì bệnh béo phì làm giãm các chức năng vốn có của buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt, kinh chậm hoặc không có, khó thụ thai và tỉ lệ sẩy thai cao. Đối với nam giới thì bệnh béo phì dẫn tới tình trạng tinh trùng yếu, giãm hormone testosterone, vô sinh và các bệnh lí liên quan khác

– Bệnh nhân béo phì thường phải chịu các sức ép tâm lí như tự ti, nhạy cảm từ đó dẫn tới các bệnh tâm lí như tự kỉ, trầm cảm, không muốn giao tiếp xã hội,.. Có một vài trường hợp, bệnh nhân bị béo phì bị trầm cảm quá mức dẫn đến tự tử hoặc hành động phản xã hội

– Chất lượng cuộc sống, chất lượng công việc bị ảnh hưởng

– Đối với những trẻ nhỏ bị béo phì thì ảnh hưởng tới sự phát triển cơ thể, khó cao, rối loạn chuyển hóa, đau tim, tâm sinh lí bất ổn và các bệnh khác

Bài viết liên quan