Sốt xuất huyết – Căn bệnh mùa mưa

Vào mùa mưa, dịch “sốt xuất huyết” bùng phát và lây nhiễm nhanh trong cộng đồng, nếu không nắm rõ và có biện pháp phòng ngừa cẩn thận thì người bệnh có thể mắc các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến bản thân cuộc sống và công việc. Do đó, Eva đã cung cấp cho bạn mọi kiến thức về căn bệnh này giúp bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng nha !

Bệnh sốt xuất huyết là gì ?

– Sốt xuất huyết là do sự lây nhiễm của Viruss Dengue xuất hiện ở khắp nơi xung quanh chúng ta, nhưng chúng không lây nhiễm qua đường thức ăn, nước uống,.. mà chỉ lây qua đường máu. Viruss này thường xuất hiện ở muỗi làm trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, nếu không truyền đi thì chúng sẽ chết trong cơ thể muỗi sau khoảng 8 ngày
– Sốt xuất huyết là hiện tượng sốt do giảm tiểu cầu, nghĩa là sốt chảy máu trong và ngoài cơ thể dù không bị thương
– Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới WHO, mỗi năm trung bình có 100 triệu người mắc bệnh sốt xuất huyết, có khoảng 2,5 triệu người tử vong. Con số này thật đáng báo động khi tỉ lệ tử vong do sốt xuất huyết còn cao hơn cả tỷ lệ tử vong bởi dịch Covid 19 khoảng 3 lần, do việc không chú ý và không phát hiện chữa trị kịp thời. Nhất là đối với trẻ nhỏ, khi sức khỏe còn yếu ớt.

 Biểu hiện của sốt xuất huyết

– Thời gian mắc bệnh trung bình thường là 7 ngày. Bệnh sốt xuất huyết có biểu hiện thường rất đa dạng, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nhưng thường thể hiện rõ trong 3 giai đoạn
– Sốt xuất huyết có thể lây truyền mạnh từ người này sang người kháng, đặc biệt bởi có giai đoạn tưởng chừng như đã khỏi, do đó rất dễ lây nhiễm và đem lại các hậu quả khó lường, sốt cao rơi vào hôn mê nếu bệnh nhân không đến các trung tâm khám bệnh kịp thời

Giai đoạn ủ bệnh và sốt:

Thông thường sau khi bị muỗi vằn đốt, bệnh nhân sẽ có thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày, rồi mới có có các biểu hiện như :
– Sốt cao liên tục từ 39 – 40 độ, kéo dài từ 2 ngày tới 7 ngày, khó hạ sốt
– Đau đầu dữ dội ở vùng trán, nhức hai hố mắt sau nhãn cầu
– Có thể có nổi mẩn phát ban, da xung huyết
– Chán ăn, buồn nôn
– Đau cơ, đau khớp

Giai đoạn nguy hiểm_ Giai đoạn phản ứng miễn dịch:

Từ vào ngày thứ 3 tới thứ 7, người bệnh có thể giãm và hạ sốt, nhưng đó không phải là đã khỏi mà là bước qua giai đoạn cao trào hơn của bệnh sốt xuất huyết. Một vài biểu hiện nên chú ý:
– Vật vã, toàn thân bứt rứt, li bì
– Chân tay lạnh ngắt
– Huyết áp tụt, hoặc không đo được huyết áp
– Đi tiểu ít
– Xuất hiện các nốt đỏ rải rác hoặc các chấm xuất huyết li ti thường ở mặt trước cẳng chân, mặt trong cảng tay, bụng, đùi, sườn
– Chảy máu mũi, chảy máu chân răng
– Đối với nữ giới, có thêm hiện tượng kinh nguyệt kéo dài hoặc xuất hiện kinh sớm hơn kì hạn
– Nôn ra máu, đi tiểu ra máu, đi ngoài phân đen
– Buồn nôn, đau bụng. Có biểu hiện ngứa ngáy toàn thân

Giai đoạn hồi phục:

Từ sau 7 tới 10 ngày, trạng thái cơ thể sẽ tốt lên. Các biểu hiện như mẫn đỏ, sốt cao, đau bụng,.. sẽ không còn nữa và cơ thể đang dần hồi phục sau quá trình bị bệnh

Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc điều trị, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng, khi bệnh sốt xuất huyết ở người lớn thuộc thể nhẹ thì có thể chăm sóc tại nhà, cho bệnh nhân nghỉ ngơi, uống nhiều nước, sử dụng các món ăn mềm và có nước, dễ tiêu hóa, hạ sốt với paracetamol, lau mát khi sốt cao.
– Phun thuốc định kì để phòng tránh muỗi
– Sử dụng rèm mành có tẩm các hóa chất diệt muỗi để phòng ngừa muỗi sốt
– Mặc quần áo dài tay
– Sử dụng màn khi ngủ, tránh tiếp xúc cơ thể ở các khu vực gần màn hoặc bỏ tay chân ra khỏi màn
– Đậy kín chum, lu chứa nước
– Thu gom, lật úp các lu nước, vật thải chứa nước chưa có nhu cầu sử dụng
– Phát quang bụi rậm, khai thông cóng rãnh
– Vệ sinh sạch sẽ nhà cửa
– Thả cá vào các dụng cụ chứa nước lớn (bể, giếng, chum, vại…) để cá ăn lăng quăng/bọ gậy.

– Thường xuyên rửa sạch thay nước các dụng cụ chức nước vừa và nhỏ (lu, xô, chậu…) hàng tuần.
– Thu gom, hủy các vật dụng phế thải trong nhà và xung quanh nhà như chai, lọ, mảnh chai, mảnh lu vỡ, ống bơ, vỏ dừa, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…, dọn vệ sinh môi trường, lật úp các dụng cụ chứa nước khi không dùng đến.
– Bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn/tủ đựng chén bát, thường xuyên thay nước bình hoa.
– Nếu như bị muỗi đốt và có các dấu hiệu của bệnh, hoặc bị sốt li bì từ khoảng 2 ngày trở lên thì hãy tới trung tâm y tế gần nhất để khám và chữa trị kịp thời, không chủ quan trước những dấu hiệu bệnh

Bài viết liên quan