Bệnh tự kỷ là gì ?
– Bệnh tự kỷ hay còn được gọi là rối loạn phổ tự kỷ, bao gồm những triệu chứng, hành vi bất thường trong giao tiếp, tương tác, ngôn ngữ, kiểm soát ngôn ngữ, hành vi, cảm xúc khiến cho người bệnh rất khó khăn, hạn chế sự phát triển bình thường của người bệnh trong sinh hoạt, học tập và vui chơi.
– Thường xảy ra với những trẻ nhỏ trong giai đoạn từ 3,6,9 tháng
Nguyên nhân của bệnh tự kỷ
– Thiếu sự săn sóc, quan tâm, giúp đỡ, ôm ấp của gia đình gây ảnh hưởng tâm lí và tạo tiền đề mắc chứng phổ tự kỷ
– Sự nặng lên của chứng bệnh tự kỷ phụ thuộc vào yếu tố môi trường như là lạm dụng điện thoại, không có tham gia hoạt động cộng đồng,.. từ đó bệnh nhân sẽ càng thu mình trong thế giới riêng và chứng tự kỷ sẽ ngày một lớn lên và trầm trọng hơn
– Nguyên nhân chính là do rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Rett hoặc hội chứng Fragile X,những đột biến gen có thể làm tăng nguy cơ rối loạn phổ tự kỷ
– Sự khó khăn, phức tạp của quá trình phát triển thần kinh não bộ
– Những bất thường trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm virus khi mang thai, hoặc tuổi sinh đã cao
Biểu hiện của bệnh tự kỷ
Giảm sử dụng cử chỉ, lời nói trong giao tiếp
o Không giao tiếp bằng lời nói. Phát âm vô nghĩa, hoặc nhại lại lời nói trong vô thức.
o Không biết giao tiếp bằng các hành vi phi ngôn ngữ, như không biết gật đầu, lắc đầu, vẩy tay,…
Thiếu sự giao tiếp với xã hội
o Giảm tương tác hội thoại giữa cá nhân với tập thể, và giữa các cá nhân với nhau
o Giảm giao tiếp bằng mắt, người bệnh ngại nhìn thẳng người đối diện
o Nét mặt thờ ơ, khờ khạc
o Tương tác kém, chậm hiểu
Không biết tạo ra hoặc duy trì các mối quan hệ thân thiết
o Không biết kết bạn
o Không khởi phát hoạt động giao tiếp và không muốn khởi phát hoạt động giao tiếp
Một vài trường hợp đặc biệt, bệnh nhân có hành động sử dụng đồ vật tương đối khác lạ
o Đập, ném đồ vật
o Gặm nhấm, cắn những đồ vật cứng để tìm cảm giác
o Sử dụng đồ vật không đúng chức năng
Gắn kết các thói quen 1 cách cứng nhắc
o Chỉ đi một đường duy nhất khi tới nhà, tới trường, hay công ty,..
o Đồ vật được quy định chỉ để một chổ nhất định và tương đối cứng nhắc
Hoạt động dập khuôn, lặp đi lặp lại với tần số cao
o Cường độ hóa sự chú ý vào 1 đồ vật, sự vật, hình ảnh, video,… ví dụ như logo, xếp hình,..
Giải pháp chữa bệnh tự kỷ
Sử dụng hóa dược
o Haloperidol, thuốc chống loạn thần, với liều từ 0,5 tới 4 mg/ngày. Thuốc có nhiệm vụ làm giảm tính lầm lì khép kín và hành vi rập khuôn (Campbell, 1983).
o Fenfluramine, thuốc kháng serotonin (Levontal 1993).
o Naltrexone, thuốc kháng opiate, có tác dụng giảm tăng động, cải thiện quan hệ xã hội (Campbell 1993; Henman 1991; Kalmen 1995).
o Clomipvamine, thuốc ức chế thu hồi 5 – HT, có tính chất chống ám ảnh, tác dụng làm giảm các hành vi mang tính nghi thức ám ảnh, hành vi định hình, gây hấn và xung động xã hội, cải thiện quan hệ xã hội.
o Fluoxetine, một chất ức chế thu hồi 5 – HT khác, cũng làm giảm triệu chứng chung của tự kỷ nhưng lại gây tác dụng phụ: tăng động, ăn không ngon, mất ngủ (Cook 1992).
Âm nhạc trị liệu:
Giảm bớt các hành vi đánh đập đồ đạc, tiêu cực hóa cảm xúc bằng cách nghe những bản nhạc vui vẻ, mềm mại. Phương pháp này đánh mạnh vào tiềm thức, có sức cuốn hút và khả năng thâm nhập cao, quá trình thưởng thức âm nhạc là quá trình tự chữa lành vết thương.
Vật lí trị liệu
o Đưa bệnh nhận đi khám ngay khi phát hiện các biểu hiện nghi ngờ bị tự kỷ. Kết hợp với các nhà chuyên môn: bác sĩ nhi khoa, cán bộ tâm lý, giáo viên giáo dục đặc biệt, bác sỹ chuyên khoa tâm thần
o Trau dồi kiến thực về tự kỷ, điểu chỉnh cảm xúc bản thân khi tiếp xúc với bệnh nhân. Ghi nhật kí về những biến chuyển tâm lí của bệnh nhân theo từng ngày
o Tạo môi trường sống an toàn, ổn định
o Dạy bệnh nhân có giao tiếp ngôn ngữ như xin chào, tạm biệt,… và các giao tiếp phi ngôn ngữ như chỉ ngón trỏ vào bộ phận cơ thể, đồ vật, tranh ảnh
o Giao tiếp ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, đi cùng đó là kết hợp ngôn ngữ hình thể sinh động khi nói chuyện với bệnh nhân tự kỷ
o Có sự khuyến khích, động viên, khen ngợi, các phần thưởng, món quà khi bệnh nhân có những tiến bộ dù là nhỏ nhất
Bấm huyệt:
Sử dụng phương pháp châm cứu, bấm huyệt, kích thích dây thần kinh và các hoạt động cơ thể của bệnh nhân
Thủy trị liệu:
Mọi người hầu như đều thích nước và chơi với nước, thông qua thủy trị liệu trẻ sẽ nhận thức tốt về cảm giác bản thể, các cảm giác da, sự thăng bằng, sự cảm nhận… Nước chính là một trong những chất liệu kích thích nhận thức của bệnh nhân