Viêm da cơ địa trẻ em để lại những triệu chứng vô cùng khó chịu. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi thì cũng khiến bệnh chuyển biến nặng hơn. Chính vì vậy đã khiến nhiều bậc cha mẹ vô cùng lo lắng về tình trạng này của con. Vậy làm sao để có cách điều trị hiệu quả và ngăn bên không còn tái phát trở lại? Bài viết dưới đây của Eva sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chuyên khoa cần thiết nhất.
Viêm da cơ địa trẻ em là gì?
Viêm da cơ địa trẻ em hay còn biết với tên gọi khác là bệnh chàm. Đây là loại bệnh viêm da mãn tính và có xu hướng tái phát thường xuyên. Loại bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường khởi phát từ trẻ em. Tại các nước phát triển, số bệnh nhi chiếm khoảng từ 10 đến 30% và 5 – 10% ở trẻ vị thành niên. Theo một số nghiên cứu, tại Việt Nam có tỷ lệ là 26,6% ở trẻ nhũ nhi và 16% dưới 5 tuổi.
Viêm da cơ địa là loại bệnh mãn tính và có liên quan tới cơ địa dị ứng. Thông thường, làn da sẽ cần một lớp màng bảo vệ và ngăn không cho da bị bốc hơi. Kèm theo đó là bảo vệ làn da tránh khỏi các tác nhân xấu ở bên ngoài. Tuy nhiên, đối với những trẻ em bị viêm da cơ địa thì lớp màng này sẽ bị tổn thương. Từ đó, khiến cho làn da trẻ rất khô, mất nước và các vi khuẩn ở bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào.
Thông thường, viêm da cơ địa sẽ khởi phát từ rất sớm. Có đến 60% trường hợp phát bệnh trong những năm đầu đời. Còn 30% trẻ lại khởi phát bệnh trong 5 năm đầu tiên và chỉ có 10% khởi phát sau 5 tuổi. Theo như thông lệ, hơn 90% trường hợp sẽ ổn định sau 2 tuổi, 5% sẽ chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn. Đồng thời, không ít trường hợp bệnh sẽ tái phát nhiều lần đến khi trưởng thành.
Những dấu hiệu nhận biết viêm da cơ địa ở trẻ em
Tùy vào từng giai đoạn mà viêm da cơ địa trẻ em sẽ có cách khởi phát khác nhau. Ở trẻ sơ sinh các triệu chứng thường gặp nhất là ở vùng đầu, mặt, cổ, khủy tay.
- Giai đoạn cấp tính: Dấu hiệu thường thấy là các mụn nước bị dập vỡ trên nền da dát đỏ. Có rỉ dịch và đóng lại thành từng vảy tiết và thường hay gặp nhất ở trán, má và cằm của bé. Trường hợp nặng hơn có thể nổi trên thân mình cũng như các chi.
- Giai đoạn cấp bách: Những triệu chứng sẽ có phần nhẹ hơn. Các dát sần thường tập trung trên nền da đỏ thành các mảng hoặc nằm rải rác, rỉ và ứ dịch nhiệt. Bên cạnh đó, có kèm theo phù nề và gây ngứa khó chịu.
- Giai đoạn mãn tính: Lúc này, da của trẻ sẽ thường dày và khô. Các vết nứt ở da gây đau, những vết nứt gấp lớn như ở lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay, cổ chân… Nó sẽ tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.
Phương pháp chữa viêm da cơ địa trẻ em
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa trẻ em sẽ tùy thuộc vào các triệu chứng. Đồng thời kèm với đó là các triệu chứng, độ tuổi cũng như tình trạng sức khỏe tổng quát của trẻ.
Sử dụng liệu pháp tây y
Đối với viêm da cơ địa trẻ em thì thuốc bôi corticoid là dạng thuốc được kê đơn nhiều nhất. Nếu bệnh ngày một tiến triển nặng thì bác sĩ có thể chỉ định thêm thuốc chống ngứa hoặc kháng sinh, kháng nấm nếu có bôi nhiễm.
- Corticoid: Là loại kem hoặc thuốc mỡ được bôi lên da giảm tình trạng sưng tấy và ngứa ngáy nhanh…
- Nhóm ức chế calcineurin: Tác dụng của nó tương tự như đối với corticoid. Tuy nhiên, nó lại được sử dụng trong thời gian dài hơn.
- Thuốc kháng sinh histamin: Giúp giảm ngứa nhanh. Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ thì mới được sử dụng nhóm thuốc này. Ngoài ra, nó có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng nếu sử dụng sai cách.
- Kháng sinh, kháng nấm: Được dùng để điều trị nhiễm trùng hoặc dự phòng ở trẻ em có nguy cơ cao.
Sử dụng liệu pháp đông y
Dùng các loại thảo dược sẽ rất lành tính, thân thiện với cơ thể cũng như ít xảy ra tác dụng phụ. Một số cây thuốc hay bài thuốc dân gian mà cha mẹ nên áp dụng là:
- Rau má: Rửa sạch, ngâm muối loãng loại bỏ tạp chất, sau đó giã nát và đắp lên vùng da bị tổn thương.
- Lá khế: Đun sôi và chắt lấy nước để tắm và lau người khoảng 3 lần/ tuần.
- Trà xanh: Rửa sạch, cho vào đun làm nước tắm và lau rửa.
- Lá lốt: Cho vào xay nát cùng vài hạt muối biển, tạo dạng sệt. Thoa hỗn hợp lên da cho trẻ hàng ngày để thu được hiệu quả tối ưu.
Điều trị ngay tại nhà
Khi điều trị tại nhà viêm da cơ địa trẻ em thì các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Ngăn con em tiếp xúc với dị nguyên
- Luôn dưỡng ẩm đầy đủ cho con trẻ
- Giảm số thời gian tắm
- Lau sạch, khô người cẩn thận
- Có chế độ ăn uống khoa học
Viêm da cơ địa trẻ em không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cha mẹ không được lơ là. Bởi những biểu hiện của nó sẽ tác động nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Đồng thời gây cản trở quá trình phát triển bình thường của trẻ. Hy vọng với bài viết trên thì các bậc phụ huynh có thêm những kiến thức để giải quyết kịp thời cho con em mình.
>>> Xem thêm: Gợi ý cách trị bệnh viêm da cơ địa an toàn và hiệu quả